Hai gã khổng lồ đang tiến rất gần đến thỏa thuận biến công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft thành dịch vụ tìm kiếm chủ lực trên mặt site Yahoo.
Nhiều khả năng, thỏa thuận sẽ được công bố ngay trong tuần này và giúp Microsoft cải thiện khả năng cạnh tranh với đối thủ Google một cách đáng kể. Và dường như nó được xây dựng trên cơ sở chia sẻ doanh thu chứ không phải một vụ thâu tóm cỡ bự như nhiều cổ đông của Yahoo từng hy vọng.

Lúc đầu, Yahoo yêu cầu ngoài việc chia chác doanh thu (ước tính có thể lên tới hàng tỷ USD), Microsoft còn phải trả thêm vài trăm triệu USD nữa để thể hiện thiện chí.

Động thái này ngay lập tức khiến Microsoft ngãng ra và đẩy các cuộc đàm phán tới chỗ bế tắc, như hàng chục lần khác trong quá khứ. Rất may là đến cuối tuần trước, việc thương thảo đã được nối lại, một quan chức thân cận với vụ việc tiết lộ.

"Chưa bao giờ Microsoft nghĩ rằng thỏa thuận này là nhằm mua lại toàn bộ lượng truy cập vào công cụ tìm kiếm của Yahoo cả. Thay vào đó, Yahoo sẽ được nhận một phần doanh thu từ việc bán các quảng cáo tìm kiếm. Yahoo cũng được phép tự bán quảng cáo trên Bing.com lẫn Yahoo.com.

Nhờ thế, Yahoo sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm hơn trên địa hạt tìm kiếm. Cuối cùng, hãng sẽ tiết kiệm được hàng triệu USD vì không phải bảo trì hạ tầng tìm kiếm của chính mình".

Điều khoản cuối cùng của thỏa thuận phản ánh rõ quyết tâm của Microsoft trong việc phát triển và sở hữu công nghệ, thay vì chỉ cung cấp nội dung truyền thông đơn thuần. Thỏa thuận không giúp Microsoft trở thành hãng bán quảng cáo trực tuyến lớn hơn, nhưng ít nhất, hãng đã loại bỏ được một công nghệ tìm kiếm đối địch là Yahoo.

Kết hợp nền tảng Bing với Yahoo Search, Microsoft đã có xấp xỉ 30% thị phần tìm kiếm trong tay - một thị phần đủ lớn để có thể thách thức Google, theo như niềm tin của Giám đốc điều hành Steve Ballmer.

Bổ nhỏ doanh thu

Ngoài việc Yahoo lèo nhèo đòi thêm vài trăm triệu USD, quá trình đàm phán cũng trở nên hết sức căng thẳng hồi tuần trước khi hai bên bất đồng với cơ chế chia sẻ doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm.
Khi người dùng tìm kiếm trên Yahoo rồi quyết định mua sắm một món gì đó, hoặc khi họ chịu click vào quảng cáo sau khi tìm kiếm một thương hiệu kiểu như Nike, Yahoo đòi miếng bánh được chia phải to hơn. Tuy nhiên, việc xác định giá trị của từng hành vi click kiểu này là cực kỳ phức tạp và dễ gây bất đồng.

Một điểm then chốt nữa là lượng dữ liệu mà Yahoo sẽ nhận được, bởi hãng này sử dụng hành vi tìm kiếm của người dùng như là nguyên liệu chính để xác định mục tiêu.

Hơn nữa, liệu Bing có được bảo chứng thương hiệu trên Yahoo.com hay không (trước đây, Yahoo đã từng niêm yết rõ công cụ tìm kiếm trên yahoo.com được "cung cấp" bởi Inktomi, Alta Vista và Google). Trên thực tế, nhiều người cho rằng chính nhờ ăn theo thương hiệu của Yahoo trong giai đoạn 2000 - 2004 mà Google đã bật lên trở thành gã khổng lồ tìm kiếm như ngày nay.

Hiện vẫn chưa rõ bản hợp đồng sẽ buộc các nhà quảng cáo phải mua quảng cáo thông qua nền tảng Panama của Yahoo hay AdCenter của Microsoft, nhưng có vẻ như người dùng chuộng dịch vụ sau hơn. So với Panama, AdCenter có nhiều tính năng hơn và tiện lợi hơn. Nhiều người thậm chí còn đánh giá AdCenter ngang ngửa với AdWords của Google.

Túi tiền rủng rỉnh

Dường như Yahoo không còn sự lựa chọn nào khác đối với hoạt động kinh doanh tìm kiếm quảng cáo của mình. Steve Ballmer từng tuyên bố công khai rằng ông sẵn lòng chi từ 5 - 10% thu nhập của Microsoft riêng cho lĩnh vực tìm kiếm trong vòng 5 năm tới. Đó là một số tiền không nhỏ chút nào: từ 5,5 - 11 tỷ USD.

"Yahoo không thể đọ lại được, ít nhất là về tiềm lực tài chính", ông Tim Cadogan, cựu Phó chủ tịch cao cấp của Yahoo bình luận. "Khi Bing lớn mạnh, nó sẽ giành mất thị phần của các đối thủ còn lại chứ không phải từ Google. Chắc chắn, chỗ đứng của Yahoo sẽ bị thu hẹp trừ phi họ nghĩ ra được ý tưởng nào đột phá lắm".

Những số liệu thống kê ban đầu chỉ ra rằng Bing.com đã bắt đầu làm thương tổn Yahoo Search. Tháng Sáu vừa qua, thị phần tìm kiếm của Microsoft đã tăng thêm được 0,4 điểm phần trăm lên 8,4%, trong khi đó Yahoo tụt từ 20,1% xuống còn 19,6%.

Bên cạnh đó, càng ngày, mục tiêu tăng thị phần tìm kiếm càng phụ thuộc vào việc nền tảng đó có đạt được thỏa thuận với các hãng sản xuất máy tính, các mạng di động và trình duyệt Internet hay không. Mà thường thì những thỏa thuận này bao giờ cũng đi kèm với tiền - thứ mà Yahoo chẳng lấy gì làm rủng rỉnh.

Thêm nữa, Microsoft thừa khả năng để tiếp quản tốt bộ phận tìm kiếm của Yahoo, bởi nhiều quan chức chủ chốt trong bộ phận tìm kiếm của Yahoo trước đây đã về đầu quân tại Redmond (trong số này có cựu giám đốc tìm kiếm Qi Lu).
Bài Mới Hôm Nay

Read More
Người đăng: Mika Group on Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009
0 nhận xét
categories: | edit post


Trong danh sách các tỉ phú ngân hàng và chứng khoán toàn thế giới năm 2009 mà Forbes công bố, John Arnold chỉ đứng thứ ba với khối tài sản 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên, Arnold lại là tỉ phú trẻ nhất của ngành chứng khoán. Năm nay anh mới 35 tuổi.
John Arnold là lãnh đạo Quỹ đầu cơ Centaurus Energy. Vào năm 2007, tài sản của anh vượt qua con số 1 tỉ USD và khi đó anh là tỉ phú trẻ nhất nước Mỹ, đứng thứ 317 trong top 400 người giàu nhất nước Mỹ. Đáng chú ý là trong khi những tỉ phú trẻ tuổi khác giàu có chủ yếu nhờ thừa kế, thì tiền tỉ mà Arnold kiếm được là nhờ vào “các trò chơi thông minh” của chính anh và Quỹ Centaurus Energy trên cổ phiếu của ngành năng lượng.

Những triệu USD đầu tiên

John Arnold sinh năm 1974, trong một gia đình trung lưu Mỹ, bố là luật sư còn mẹ là kế toán. Tài năng của Arnold xuất hiện ngay khi còn trẻ. Chỉ trong 3 năm, chàng sinh viên trẻ này đã hoàn tất chương trình ngành tài chính của Đại học Vanderbilt, bang Tenessee, Mỹ. Sau đó vào năm 1995, Arnold đến phố Wall, vào làm việc cho Tập đoàn năng lượng Enron. Tại đây, lúc đầu Arnold kinh doanh dầu mỏ rồi sau đó chuyển sang lĩnh vực khí đốt. Năm 2001, ở tuổi 27, chàng trai trẻ đã mang về cho Enron 750 triệu USD lợi nhuận và nhận được khoản tiền thưởng 8 triệu USD - là mức cao nhất trong số những người lĩnh thưởng của Enron trong năm này.

Năm 2002, Enron bị phá sản, Arnold được nhiều hãng mời làm việc, nhưng nhà tỉ phú tương lai đã dùng chính 8 triệu USD tiền thưởng của mình và huy động ít vốn của các nhà đầu tư đồng quan điểm để thành lập Quỹ đầu cơ Centaurus Energy. Giải thích cho ý muốn “tác chiến độc lập” của mình, anh nói: “Tôi muốn thành lập cơ cấu thích hợp với mình, để khỏi phải liên tục bảo vệ quan điểm của mình trước ý kiến của những kẻ quan liêu”.

Centaurus Energy chuyên đầu cơ vào kinh doanh khí đốt, dầu mỏ và các loại hình năng lượng khác. Lúc đầu quỹ chỉ đầu tư vào một hãng tại Houston, bang Texas - trung tâm khai thác dầu khí của Mỹ. Người ta bảo chỉ có kẻ không thông minh mới lập quỹ đầu cơ nhắm vào cổ phiếu ngành năng lượng như Arnold. Bởi vào năm 2002, ngành năng lượng Mỹ đang trong tình trạng sốc vì sự phá sản của Enron do bị cáo buộc là gian lận, lừa đảo. Tình thế cực kỳ khó khăn, hầu như những nhà đầu cơ khó có thể thu được lợi nhuận. Hơn thế, vào tháng 2.2002, khi Enron phá sản, Ngân hàng UBS tiếp quản bộ máy của tập đoàn này và bắt đầu sa thải các nhà đầu cơ chứng khoán. Đến tháng 5.2003 thì chi nhánh Houston của Enron trước đây đóng cửa. Một vài nhà đầu cơ chứng khoán khác bị chuyển sang văn phòng khác.

Tận dụng khủng hoảng để thu lợi

John Arnold là người biết tận dụng khủng hoảng để làm lợi cho mình. Trong khi các quỹ đầu cơ vào ngành năng lượng rất thận trọng, thì Arnold vẫn mạnh dạn đầu tư vào cổ phiếu của ngành này. Sau 1 - 2 năm, thị trường cổ phiếu năng lượng hồi phục và tăng theo phương hầu như thẳng đứng thì khủng hoảng hầu như không còn được nhắc đến. Khi các ngân hàng đầu tư cảm thấy có thể thu lợi từ ngành năng lượng, bắt đầu đồng loạt thuê các nhà đầu cơ trong thị trường dầu khí (chẳng hạn vào năm 2004, Goldman Sachs và Morgan Stanley kiếm lợi 2,6 tỉ USD từ cổ phiếu năng lượng) thì Centaurus Energy đã là một trong những “đấu thủ có hạng” trong “trò chơi” này. Jim Schwieger - đồng nghiệp của Arnold tại Enron trước đây nói: “John bước ra thị trường và chứng minh mọi người đã sai lầm”.

Dưới quyền lãnh đạo của John Arnold hiện có 4 quỹ đầu cơ: Centaurus Energy, Centaurus Energy Master Fund, Centaurus Energy Partners và Centaurus Energy Qp. Ngoài ra còn có hãng tư vấn Centaurus Advisors. Đối với giới tài chính đây là một cơ cấu tổ chức hoàn toàn khép kín. Người ta chỉ biết rằng, các quỹ của John Arnold lấy tiền dịch vụ cao hơn so với các quỹ đầu cơ khác: 30% lợi nhuận thu được từ cổ phiếu, 3% số tiền đầu tư cổ phiếu để có quyền tham dự vào điều hành hãng đầu tư. Con số tương ứng của các quỹ đầu cơ khác là 20% và 2%. Tuy thế, trong thời đại người khôn của khó thì các nhà đầu tư vẫn xếp hàng để đến với Arnold, bởi các quỹ của anh hoạt động hiệu quả nhất trong lĩnh vực năng lượng. Người ta đồn rằng, lợi nhuận mỗi năm của Centaurus là 200%. Năm không thành công nhất – 2005 thì lợi nhuận cũng là 178%. Đây là kết quả khó tin nổi. Bởi cũng năm 2005, các quỹ đầu cơ danh tiếng khác như Energy Select Spyder và Vanguard Energy Vipers lợi nhuận chỉ là 35%.

Thu được lợi nhuận cao cho thấy tài tiên đoán về giá trị cổ phiếu để Arnold vững tin vào quyết định của anh. Nhờ thế, mà vào năm 2006, anh còn đánh gục đối thủ của mình - Quỹ đầu cơ Amaranth. Chuyện có thể tóm tắt như sau: Vào hè năm 2006, Arnold và các cộng sự tin tưởng giá khí đốt sẽ hạ và chơi bài “ghìm” giá cổ phiếu xuống. Trong khi đó Brian Hunter, 32 tuổi, lãnh đạo Amaranth lại nâng giá lên. Cuộc tranh cãi giữa hai nhân vật giống như những lời lẽ của hai đứa trẻ kết thúc vào tháng 9.2006. Trong vòng một tuần, Amaranth mất 6 tỉ USD, còn Centaurus Energy kết thúc năm này với lợi nhuận 317% và 1 tỉ USD cổ phiếu. Các nhà chuyên môn tin rằng, khoảng 50% số tiền này thuộc về Arnold.

“Một gentleman đích thực”

Tăng trưởng cao, lợi nhuận lớn vào các năm 2006, 2007 và 2008, nhưng Centaurus Energy vẫn là quỹ có số nhân sự gọn nhẹ: Tổng cộng chỉ có 36 người. Trong đó có 17 chuyên gia đầu cơ, mà phần lớn đều làm việc tại Enron trước đây. Quỹ của Arnold có những gương mặt mà bất cứ hãng nào cũng đều mong muốn sở hữu: Cựu giám đốc điều hành của Enron - Greg Whalley, cùng nhiều nhà đầu cơ danh tiếng như Bill Perkins, Jeffrey Welch, Conrad Goerl…

Cuộc sống riêng của John Arnold còn ít được biết hơn cả sự nghiệp kinh doanh của anh. Chuyên gia phân tích, tư vấn năng lượng Art Gelber, rất nổi tiếng ở Houston khẳng định: trên nhiều phương diện Arnold là “một gentleman đích thực”. Người ta nói rằng, Arnold rất yêu thích nghệ thuật, nhảy giỏi và mới cưới vợ cách nay 2 năm. Nhưng có một điều chính xác là đến nay ông chủ của Centaurus Energy sống khá giản dị: Không mua và sưu tầm các đồ cổ, không mua các xe hơi sang trọng đắt tiền, không dính vào tình ái với các người mẫu và luôn cố gắng để không ai chú ý đến mình.

Tuy thế, Arnold cũng từng khiến cho mọi người tranh cãi khi vào năm 2004 anh mua một khu đất trị giá 4,9 triệu USD ở khu sang trọng River Oaks tại Houston. Anh không chút đắn đo khi xây dựng ở đó biệt thự mang tên Dogwoods. Điều đáng nói là tại khu đất này có ngôi nhà do kiến trúc sư Birdsall Briscoe xây dựng vào năm 1926 và nó được đánh giá là có giá trị lịch sử. Tuy nhiên Arnold đã không trùng tu mà đập bỏ để xây dựng biệt thự mới theo thiết kế kiểu lập thể của kiến trúc sư danh tiếng Alexander Gorlin ở New York. Người ta nói, biệt thự mới giản dị, nó rất phù hợp với phong cách và tính cách của chủ nhân của nó.

Read More
Người đăng: Mika Group on
0 nhận xét
categories: | edit post


Cao 1,81m và nặng 76 kg, Tuấn Tú tham gia biểu diễn thời trang từ 17 tuổi, rồi trở thành MC nam “báo mưa, cảnh gió” (chương trình Dự báo thời tiết), sau đó là “trông coi” Chiếc nón kỳ diệu… Sau album đầu tiên Thank you với anh trai mình là MC Phan Anh, Tuấn Tú quyết tâm tái ngộ người hâm mộ với vai trò là… ca sĩ. Tuấn Tú cho biết:

Tuấn Tú đang hoàn thiện album nhạc cho bộ phim Blog và nàng dâu do Tuấn Tú đóng vai chính. Không có phương tiện chuyển tải âm nhạc nào đến khán giả tốt bằng nhạc phim, có thể thấy thành công của nhạc phim Bỗng dưng muốn khóc, rồi Lập trình trái tim, Cô gái xấu xí... những giai điệu có thể ban đầu lạ lẫm nhưng được phát đi phát lại liên tục sẽ trở nên quen thuộc với khán giả. Đây là dự án lớn nhất trong năm và Tuấn Tú đang dồn hết sức mình vào bộ phim này. Tú cũng đang thực hiện một mini album khoảng 4-5 ca khúc của những nhạc sĩ trẻ, trong đó sẽ có sự có mặt của nhạc sĩ trẻ Nguyễn Hoàng Linh - người đã viết tới 5 ca khúc cho Tú trong album vol.1 Thank you.



Đã khá lâu kể từ khi hai anh em Tuấn Tú - Phan Anh phát hành nay khán giả vẫn chỉ biết tới Tuấn Tú là một MC. Anh nghĩ sao về đánh giá này?



Rất tiếc đó lại là sự thật. Nhưng Tú nghĩ đối với một người làm MC đã có một thời gian tương đối lâu, khi đi hát để xóa đi hình ảnh một MC trong lòng khán giả thì cần phải có một thời gian khá dài. Tuấn Tú chỉ mới bước chân vào nghề hát, mới ra album được vài tháng nên để có thể có vị trí trong lòng khán giả với danh nghĩa một ca sĩ là rất khó. Đây mới chỉ là bước đầu và Tuấn Tú nghĩ rằng mình đang có một khởi đầu khá tốt.



Một số ca sĩ trẻ dù chỉ mới bước chân vào làng nhạc đã để lại những “hit” rất ăn khách. Tuấn Tú đã có bao giờ tự hỏi tại sao mình không được như vậy, phải chăng là do khâu chọn bài chưa tốt?



Khi mới bắt tay vào thực hiện album, Tuấn Tú có nói rằng đây chỉ là một album mang tính kỷ niệm chứ chưa phải là một sản phẩm thương mại. Album này Tuấn Tú thực hiện để giải tỏa chính bản thân mình. Trong album có những ca khúc buồn, Tú đã hát trong khi chính bản thân đang gặp những trắc trở trong tình cảm. Vì thế nên mỗi bài hát là những cảm xúc thật của Tú, Tú đã hát bằng cả trái tim và tình cảm của mình. Tuấn Tú không có sự phân biệt giữa nhạc sĩ trẻ và nhạc sĩ có tên tuổi. Chỉ cần thấy hợp và bị lay động bởi cảm xúc trong bài hát Tuấn Tú sẽ sẵn sàng đưa những nhạc phẩm ấy vào album sắp tới của mình, dù rằng đó là nhạc phẩm của những nhạc sĩ vô danh.








Tuấn Tú có tự tin về giọng hát của mình không? Nếu một nghệ sĩ có thâm niên trong âm nhạc chê anh hát dở, anh sẽ cảm thấy sao?



Tất nhiên khi đã bước chân vào nghề ca sĩ thì ai cũng phải cố gắng tự tin với giọng hát của mình. Tuấn Tú chưa nhận được nhiều phản hồi của khán giả vì album cũng chỉ mới ra. Do không được đào tạo bài bản về thanh nhạc nên kỹ năng xử lý bài hát của Tú chưa tốt, còn cảm xúc trong bài hát thì Tú luôn nhận được những lời khen của mọi người. Trong âm nhạc Tuấn Tú luôn hát bằng những cảm xúc thật.



Anh nghĩ sao trước ý kiến cho rằng khán giả tìm nghe và tìm mua đĩa của anh là do tò mò về một cầu thủ bóng đá, MC đi hát chứ không vì giá trị nghệ thuật chứa đựng trong mỗi ca khúc?



Tuấn Tú đã nghe nhiều ý kiến như vậy. Bạn bè Tuấn Tú có kể lại rằng khi mua đĩa của Tú ở cửa hàng, người bán hàng có hỏi là fan hay là người nhà, chắc lại xem Chiếc nón kỳ diệu chứ gì? Nghe vậy Tuấn Tú cũng cảm thấy vui vui, vui vì ít nhiều mình cũng đã có một chỗ đứng trong lòng khán giả. Còn hình ảnh ca sĩ thì cố gắng sau vậy (cười).



Anh có dự định tìm kiếm một ông bầu cho riêng mình?



Đúng, từ trước đến giờ vẫn chỉ là anh em Tuấn Tú - Phan Anh tự lo cho nhau thôi. Trong công ty của Tuấn Tú hiện tại thì mỗi người chỉ có thế mạnh về chuyên môn của mình thôi, còn người làm bầu sô thì cần phải có kỹ năng trong nhiều lĩnh vực. Trước đây Tuấn Tú cũng đã từng có ý định mời anh Nguyễn Hoàng Linh - người viết nhạc cho Tú - làm quản lý cho mình nhưng vì anh Linh quá bận nên ý định đó chưa thực hiện được.
Bài Mới Hôm Nay

Tuấn Tú: Quyết tâm làm ca sĩ

John Arnold: Tỉ phú trẻ nhất ngành chứng khoán

Yahoo - Microsoft “se duyên”

Trang Nhung “điệu”

RIM trình làng BlackBerry Curve 8520

Ferrari Enzo XX - Siêu Enzo của Edo Competition

Làm gì khi bị ù tai?
Đọc thêm

Tuấn Tú: Quyết tâm làm ca sĩ

Read More
Người đăng: Mika Group on
0 nhận xét
categories: | edit post